Đề thi học kì 1 Địa lý 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án

Để chuẩn bị tốt cho kì thi, học sinh có thể tham khảo tài liệu học tập, ôn tập các kiến thức đã học và thực hành giải các bài tập liên quan đến đề thi học kì 1 Địa lý 9 năm học 2023 – 2024. Đề thi bao gồm nhiều câu hỏi liên quan đến các khái niệm cơ bản và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực địa lý, bao gồm cả địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn. Học sinh cần phải có kiến thức vững chắc để có thể đạt được điểm số cao trong kì thi này.

1. Một số lưu ý để đạt hiệu quả môn Địa lý:

Một số lưu ý để đạt điểm cao trong môn địa lý:

– Đọc và hiểu kỹ lý thuyết và các khái niệm cơ bản của môn học.

– Tập trung vào việc học hiểu, áp dụng và giải thích các sự kiện, quá trình và hiện tượng địa lý thực tế.

– Thực hành giải các bài tập và đề thi để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và sử dụng các công cụ địa lý.

– Cải thiện khả năng viết văn để có thể trình bày, phân tích và giải thích các khái niệm và sự kiện địa lý.

– Tìm kiếm và sử dụng các tài nguyên địa lý khác nhau, bao gồm cả sách giáo khoa, tài liệu trực tuyến, báo chí và phương tiện truyền thông xã hội để bổ sung kiến thức và hiểu biết về địa lý.

Xem thêm: Đề thi học kì 1 GDCD 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án

2. Đề thi học kì 1 Địa lý 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án: 

2.1. Đề 1: 

I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

Câu 1: Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh:

a.Kinh tế biển.
c. Thủy điện
b.Chăn nuôi lợn
d. Trồng lương thực

Câu 2: Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính của vùng Đồng bằng sông Hồng, vì:

a.Vụ đông lạnh, thiếu nước
c. Lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp
b. Cơ cấu cây trồng đa dạng, hiệu quả kinh tế cao
d. Cây trồng phùdhợp khí hậu nhiệt đới

Câu 3: Bắc Trung Bộ chưa phát huy được hết thế mạnh kinh tế, vì:

a. Phân bố dân cư chênh lệch giữa miền Bắc và Nam của vùng
b. Chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ, gió Lào…
c. Nhà nước chưa chú trọng đầu tư
d. Lao động không có kinh nghiệm sản xuất

Câu 4: Hoàng Sa, Trường Sa thuộc địa phận tỉnh, thành phố:

a. Nha Trang và Khánh Hòa
c. TP Đà Nẵng và Khánh Hòa
b. Nha Trang, TP Đà Nẵng
d. Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế

Câu 5. Cho bảng số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%)

Năm 1990 2002
Cây lương thực 67,1 60,8
Cây công nghiệp 13,5 22,7
Cây ăn quả, rau đậu và cây khác 19,4 16,5

Để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 1990 và 2002, chọn kiểu biểu đồ nào là phù hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ đường.

Câu 6.Cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lao Bảo.
B. Tây Trang.
C. Lào Cai.
D. Móng Cái.

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thứ (1) ……… của cả nước. Đây là vùng dân cư (2)…………….., kết cấu hạ tầng nông thôn (3) ………………………nhất cả nước. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên thuận lợi với (4)………………..màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc cũng là một thế mạnh rất lớn cho ngành nông nghiệp của vùng.

I. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1:(3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh về kinh tế giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 2. (3 điểm) Vì sao phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?

* Đáp án:

Phần Câu Nội dung Điểm
Trắc nghiệm 1 S – S – Đ – S 1
2 (1) – hai ; (2) – đông đúc; (3) – hoàn thiện; (4) – đất đai 1
3 A- c; B – b, C- b, D – c 1
Tư luận A – Giống nhau So sánh thế mạnh kinh tế BTB và DH NTB:

– Cả 2 vùng đều phát triển các ngành:
+ Trồng cây công nghiệp.
+ Chăn nuôi gia súc lớn.
+ Khai thác, chế biến lâm sản.
+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.
– Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
+ Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn…
+ Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang…

1,75
B – Khác nhau:

 

– Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về: khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối, nghề cá biển khơi…. 1,25
Thực hành A, Vẽ biểu đồ

 

– Dạng biểu đồ: Đường tốc độ

– Yêu cầu:

Tính được tốc độ tăng trưởng

+ Vẽ đúng dạng biểu đồ; đảm bảo: đúng khoảng cách năm, chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú thích biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.

2,5
B, Nhận xét – giải thích – Giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng theo vùng

– Trong đó: tăng nhanh: Đông Bắc, tăng chậm: Tây Bắc

– Qua BSL ta thấy mức độ chênh lệch rất lớn giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc về giá trị sản xuất công nghiệp, năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao gấp 19 lần Đông Bắc thì đến năm 2010 đã lên tới 80,7 lần.

Đây là sự chênh lệch rất rõ rệt đã phản ánh chính xác trình độ phát triển kinh tế cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai khu vực này có được.

1,5

2.2. Đề 2:

Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả

A. 52 dân tộc
B. 53 dân tộc
C. 54 dân tộc
D. 55 dân tộc

Câu 2: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu:

A. Đồng bằng, duyên hải
B. Miền Núi
C. Hải đảo
D. Nước Ngoài

Câu 3: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:

A. Chăm, Khơ-me
B. Vân Kiều, Thái
C. Ê –đê, Mường
D. Ba-na, Cơ –ho.

Câu 4. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ:

A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
C. Gánh nặng phụ thuộc lớn.
D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân.

Câu 5. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến:

A. Việc phát triển giáo dục và y tế.
B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
C. Vấn đề giải quyết việc làm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Câu 6. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng

A: 1 triệu người
B: 1,5 triệu người
C: 2 triệu người
D: 2,5 triệu người

Câu 7. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với

A: Sự phát triển kinh tế
B: Môi trường
C: Chất lượng cuộc sống
D: sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường

Câu 8: Cho bảng số liệu.

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kỳ 1979- 1999 ( %0 )

Năm

Tỉ suất

1979 1999
Tỷ suất sinh 32,5 19,9
Tỷ suất tử 7,2 5,6

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 và 1999 (%) lần lượt là:
A; 2,5 và 1,4
B: 2,6 và 1,4
C: 2,5 và 1,5
D: 2,6 và 1,5

Câu 9. Dân cư nước ta sống thưa thớt ở

A: Ven biển
B: Miền Núi
C: Đồng bằng
D: Đô thị

Câu 10. Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô

A: Vừa và nhỏ
B: Vừa
C: Lớn
D: Rất Lớn

Câu 11. Trong cơ cấu nhóm tuổi của tổng dân số nước ta xếp thứ tự từ cao xuống thấp là:

A. Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động
B. Ngoài độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động
C. Trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động
D. Trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động

Câu 12. Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh được cho là do

A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
B. kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.
C. quy mô dân số lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao.
D. hiệu quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa cao.

Câu 13. Dân số nước ta

A. Đang có xu hướng trẻ hóa.
B. Đang có xu hướng già hóa
C. Đang trong giai đoạn bão hòa.
D. Đang trong tình trạng phục hồi

Câu 14. Độ tuổi từ 60 trở lên có xu hướng tăng là do

A. Tuổi thọ trung bình thấp.
B. Hệ quả của tăng dân số những năm trước kia
C. Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể.
D. Mức sống được nâng cao

Câu 15: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta

A. Dồi dào, tăng nhanh
B. Tăng Chậm
C. Hầu như không tăng
D. Dồi dào, tăng chậm

Câu 16: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về

A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động
B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
C. Kinh nghiệm sản xuất
D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật

Câu 17: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:

A. Tăng tỉ trọng lao động ngành nông, lâm , ngư nghiệp, giảm tỉ trọng lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ
B. Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
C. Giảm tỷ trọng lao động trong tất cả các ngành.
D. Tăng tỷ trọng lao động trong tất cả các ngành

Câu 18. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm:

A. 1975
B. 1981
C. 1986
D. 1996

Câu 19: Sự đổi mới nền kinh tế biểu hiện qua việc tăng mạnh tỷ trọng:

A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp – xây dựng
C. Dịch vụ
D. Công nghiệp.

Câu 20. Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

A. Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
B.Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C.Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.
D.Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Câu 21: Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (Đơn vị triệu USD)

Năm

Khu vực

2005
Nông –lâm – ngư nghiệp 77520
Công nghiệm –Xây dựng 92357
Dịch vụ 125819
Tổng 295696

Cơ cấu ngành dịch vụ là:

A. 40,1%
B. 42,6%
C. 43,5%
D. 45%

Câu 22: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Phù sa
B. Mùn núi cao
C. Feralit
D. Đất cát ven biển.

Câu 23. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là

A.Các vùng trung du và miền núi
B. Vùng Đồng bằng Sông hồng
C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Các đồng bằng ở duyên hải miền trung.

Câu 24. Tài nguyên nước ở nước ta có một nhược điểm lớn là

A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.

Câu 25. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ là:

A. Đất trồng
B. Nguồn nước tưới
C. Khí hậu
D. Giống cây trồng.

Câu 26: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với:

A. Các đồng cỏ tươi tốt.
B. Vùng trồng cây hoa màu.
C. Vùng trồng cây công nghiệp.
D. Vùng trồng cây lương thực.

Câu 27. Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là:

A. Rừng sản xuất
B. Rừng đặc dụng
C. Rừng nguyên sinh
D. Rừng phòng hộ

Câu 28: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 29. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là:

A. Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Quảng Ninh.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau.
C. Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Thuận.
D. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

Câu 30. Các tỉnh dẫn đầu sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ta là

A. Cà Mau, An Giang, Bến Tre
B. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận
C. Hải Phòng – Quảng Ninh.
D. Đồng Tháp, Lâm Đồng

* Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A A A B A D A
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án B A C C B D A A
Câu 17 18 19 20 21 22 23 24
Đáp án B C B C B C C C
Câu 25 26 27 28 29 30    
Đáp án C D A D D A    

Xem thêm: Đề thi học kì 1 tiếng Anh 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án

3. Ma trận đề thi học kì 1 Địa lý 9:

Cấp độ

Tên

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ cao

TNKQ

TNKQ

TNKQ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

-Các dân tộc, sự phân bố các dân tộc VN.

-Dân số và gia tăng dân số.

– Phân bố dân cư.

-Đô thị hóa.

– Lao động, việc Làm, chất lượng cuộc sống.

– Tác động của dân số đông đến vấn đề giải quyết việc làm, tài nguyên, môi trường…

– Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

-Giải thích tại sao tỉ lệ gia tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh.

Số câu

Số điểm

11 câu

2,75

4 câu

1,0 đ

2 câu

0,5 đ

17 câu

4,25đ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

– Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm nào ?

-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thành tựu và thách thức của kinh tế nước ta.

-Ngành nông nghiệp.

-Ngành Công Nghiệp.

-Cơ cấu, vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

– GTVT&BCVT.

– Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với ngành nông nghiệp nước ta.

-Khai thác Atlat đọc tên các tỉnh  trọng điểm nghề cá của nước ta

-Tính cơ cấu ngành kinh tế.

-Nhận xét biểu đồ.

– Vận dụng kiến thức từ Atlat.

  Số câu

Số điểm

1 câu

0,25 đ

12 câu

0,3 đ

6 câu

1,5 đ

4 câu

1,0 đ

23 câu

5,75đ

Tổng cộng

12 Câu  3,0 = 30%

16 Câu  4đ = 40%

8 Câu  2đ = 20%

4 Câu  1đ

= 10%

40 câu

10đ

Xem thêm: Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 năm học 2023 – 2024 có đáp án

Theo dõi chúng tôi trênDuong Gia FacebookDuong Gia FacebookDuong Gia TiktokDuong Gia TiktokDuong Gia YoutubeDuong Gia YoutubeDuong Gia GoogleDuong Gia Google
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com