HP - Mẫu văn bản
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP

Luật sư có thể tư vấn giúp tôi để phiên họp thương lượng tập thể diễn ra thì quy trình chuẩn bị và tiến hành thương lượng tập thể như thế nào?

 

Câu hỏi:

Luật sư có thể tư vấn giúp tôi để phiên họp thương lượng tập thể diễn ra thì quy trình chuẩn bị và tiến hành  thương lượng tập thể như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Mục đích của thương lượng tập thể là nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, xác lập các điều kiệ lao động mới làm căn cứ để tiến hành kí kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thwucj hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Khi tiến hành thương lượng tập thể phải tuân theo quy trình nhất định.

Thứ nhất, quy trình chuẩn bị thương lượng tập thể: 

Điều 70 Bộ luật lao động 2019 đã quy định cụ thể quy trinh thương lượng tập thể. Khi chuẩn bị tiến hành thương lượng tập thể làm theo  các bước sau:

–  Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động;

 Lấy ý kiến của tập thể lao động.

Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động;

–  Thông báo nội dung thương lượng tập thể.

Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể.

Thứ hai, các bước tiến hành thương lượng tập thể:

–  Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể.

Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận.

Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thoả thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau;

–  Biên bản phiên họp thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản.

Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thoả thuận.

Như vậy công ty bạn muốn thương lượng tập thể thì cần tuân thủ quy trình chuẩn bị và tiến hành thương lượng tập thể như trên. 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP

Công việc của tôi là sản xuất bê tông, tôi đã làm việc cho công ty được o3 năm. Luật sư cho tôi hỏi tôi có được nghì hằng năm không?

 

Câu hỏi:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật LVN Group. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy đinh của Bộ Luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương. Cụ thể Điều 113 Bộ Luật lao động 2019 quy định số ngày nghỉ hằng năm như sau

“a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.

Số ngày nghỉ hằng năm sẽ tăng lện theo thâm niên làm việc, cứ 05 năm làm việc liên tục cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ thêm 01 ngày.

Như vậy, bạn làm cho công ty liên tục 03 năm, đủ điều kiện hưởng nghỉ hằng năm. Công việc của bạn là sản xuất bê tông – làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, ồn và bụi. Đây là công việc thuộc danh mục công việc năng học, độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư 36/2013/TT-BLĐTBXH. Do đó, mỗi năm làm việc bạn sẽ được nghỉ 14 ngày nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương.

Nếu như trong quá trình làm việc mà bạn chưa được nghỉ hằng năm, thì bạn kiến nghị lên Giám đốc công ty về vấn đề này. Vì đây là quyền của bạn phải được hưởng vì pháp luật đã quy định.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP

Giám đốc doanh nghiệp yêu cầu nộp giấy khai sinh gốc khi giao kết hợp đồng lao động có trái với quy định của pháp luật không?

Câu hỏi:

Tôi là Hoàng Hải Yến, năm nay 21 tuổi. Vừa qua tối có kí hợp đồng lao động thời vụ 12 tháng với doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên khi nộp hồ sơ thì Giám đốc doanh nghiệp yêu cầu tôi phải nộp Giấy khai sinh gốc. Nếu không nộp sẽ không nhận tôi vào làm việc. Do vậy khi giao kết hợp đồng tôi đã nộp cả giấy khai sinh gốc trong hồ sơ. Luật sư cho tôi  hỏi, doanh nghiệp giữ giấy khai sinh gốc của tôi có trái pháp luật không?

Trả lời: 

Với câu  hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh là căn cứ để thực hiện các quyền lợi khác của công dân như để đăng ký hộ khẩu, làm thẻ bảo hiểm y tế, đi học, làm Chứng minh nhân dân…

Khi làm hồ sơ, thủ tục cần có giấy khai sinh thì đó là bản sao giấy khai sinh được chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền “bản sao đúng với bản chính”.

Điều 17 Bộ Luật lao động 2019 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Như vậy theo quy định khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Giám đốc doanh nghiệp yêu cầu bạn nộp hồ sơ phải có giấy khai sinh gốc là trái với quy định của pháp luật. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động còn là hành vi bị nghiêm cấm đối  với người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân thì bị xử phạt vi phạt hành chính theo Khoản 2  Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giữ giấy tờ gốc của người lao động như sau:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn và chú bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP

Luật sư cho tôi hỏi, đối thoại tại nơi làm việc có bắt buộc không? Nội dung chủ yếu của đối thoại tại nơi làm việc là gì?

Câu hỏi:

Tôi là Nguyễn Thị Ánh. Hiện nay tôi đang làm cho công ty cổ phần ở Bình Dương. Tôi có tham gia vào Công Đoàn cơ sở. Trong quá trình làm việc tôi thấy công ty rất ít khi tiến hành đối thoại tại nới làm việc. Luật sư cho tôi hỏi, đối thoại tại nơi làm việc có bắt buộc không? Nội dung chủ yếu của đối thoại tại nơi làm việc là gì?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, tiến hành đối thoại tại nơi làm việc

Mục đích của đối thoại tại nơi làm việc là nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc. Theo quy định Điều 63 Bộ Luật lao động 2019 về tiến hành đối thoại tại nơi làm việc:  

Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:

a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.

3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Như vậy người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ ít nhất 01 năm một lần; khi có yêu cầu của một hoặc các bên.

Thứ hai, nội dung đối thoại tại nơi làm việc

Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Các bên tiến hành đối thoại về những nội dung chủ yếu sau:

– Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

– Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

– Điều kiện làm việc;

– Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

-Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

– Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT1900.0191để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP

Con tôi mới được 04 tháng tuổi. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có thể đi làm trước không? Nếu đi làm trước tôi có được hưởng trợ cấp thai sản nữa không?

Câu hỏi:

Tên tôi là Nguyễn Ánh Tuyết, tôi làm việc cho công ty dệt may từ năm 2012. Ngày 23/10/2022 tôi xin nghỉ hưởng chế độ thai sản sinh con là 06 tháng. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn, sinh nở, nuôi con tốn nhiều tiền. Muốn có tiền tiêu hằng ngày tôi có thể xin công ty đi làm trước khi chưa nghỉ hết 06 tháng. Tính đến nay con tôi đã được 04 tháng, cháu khỏe mạnh. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có thể đi làm trước không? Nếu đi làm trước tôi có được hưởng trợ cấp thai sản nữa không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, điều kiện để đi làm sớm trước thời hạn

Theo quy định hiện nay thì lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Tuy nhiên, lao động nữ nghỉ sinh con cũng có thể đi làm sớm khi chưa hết thời gian 06 tháng.

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 139 Bộ Luật lao động 2019:

Điều 139. Nghỉ thai sản

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn muốn đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì đáp ứng các điều kiện sau:

–  Bạn có nhu cầu đi làm trước: vì hoàn cảnh bạn khó khăn nên bạn muốn đi làm đê kiếm thêm thu nhập. Điều này hoàn toàn hợp lí.

– Bạn nghỉ chế độ thai sản sinh con được 4 tháng.

–  Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của bạn.

–  Bạn có nhu cầu đi làm sớm nhưng phải được cong ty bạn đồng ý.

Do đó, nếu công ty bạn đồng ý và bạn có giấy xác nhân của cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì bạn có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản.

Thứ hai, quyền lợi của bạn khi đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản

Nếu bạn đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

–  Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, bạn vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

–  Thời gian nghỉ ngơi: Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, bạn được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian làm việc. thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Không phải làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.

–  Không bị công ty sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng khi đang trong thời gian nuôi con nhỏ.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP

Luật sư có thể cho em biết: bao nhiêu tuổi thì được học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

Câu hỏi:

Tên em là Đinh Văn Quyền, sinh năm 2000, quê ở Hải Dương. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn,không có điều kiện để đi học như các bạn cùng trang lứa, nên em phải nghỉ học từ năm lớp 6 để phụ giúp bố mẹ. Đến nay, cũng chán cảnh đó, em muốn đi học nghề trong doanh nghiệp ở quê mình. Chỗ em có doanh nghiệp hàn xì đang tuyển người vào học nghề và em muốn xin vào đây, để sau đi làm kiếm tiền. Luật sư cho em hỏi em đã đủ tuối học nghề chưa?

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Người lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi là việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề cho mình thì không phải đăng kí hoạt động dạy nghề và không thu học phí.

Trong trường hợp của bạn, vì bạn muốn học nghề trong doanh nghiệp nào đó ở quê mình thì căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 61 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau: “4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao:.

Như vậy muốn vào học nghề trong doanh nghiệp thì bạn phải đủ 14 tuổi trở lên, có sức khỏe. Bạn sinh năm 2000  đã được 16 tuổi, bạn đủ tuổi để xin vào học nghề trong các doanh nghiệp.

Khi vào học nghề thì bạn và doanh nghiệp nơi bạn xin vào học phải kí kết hợp đồng đào tạo nghề, do bạn giữ 01 bản và doanh nghiệp giữ 01 bản.

Quyền lợi bạn được hưởng trong thời gian học nghề: nếu bạn học nghề tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm phù hợp với quy cách thì được người  sử dụng trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP

Tôi mang thai được 06 tháng, giám đốc công ty ra quyết định sa thải tôi vì lí do tôi trộm tài sản của công ty. Luật sư cho tôi hỏi, giám đốc sa thải tôi khi tôi đang mang thai có hợp pháp không?

Câu hỏi:

Tôi là Lê Thị Minh, làm việc cho doanh nghiệp X với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tôi thì đang mang thai đến tháng thứ 6. Mà chồng tôi cờ bạc, không chịu làm ăn,  nợ nần nhiều, chủ nợ đến đòi. Túng quẫn, vào hôm thứ 6 ngày 29/3/203. Khi mọi người trong công ty về hết,tôi đã ở lại và lén lút lấy trộm 1 chiếc laptop của công ty mang đi bán để trả nợ cho chồng, được đồng nào hay đồng đấy. Sau đó, tôi đã bị phát hiện. Giám đốc doanh nghiệp đã ra quyết định sa thải tôi.

Trả lời: 

Căn cứ vào Điều 125 Bộ Luật lao động 2019: 

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, hành vi trộm cắp chiếc laptop của công ty sẽ bị áp dụng hình thức xử lí kỉ luật sa thải.

Tuy nhiên, bạn là lao động nữ và đang mang thai được 06 tháng nên theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 122 và Khoản 3 Điều 137 Bộ Luật lao động 2019: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Như vậy, ngay khi phát hiện bạn trộm laptop của công ty Giám đốc công ty ra quyết định sa thải bạn ngay là chưa đúng.

Mà căn cứ vào Điều 123 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động như sau:

Điều 123. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

Khi hết thời gian bạn mang thai, nghỉ sinh con, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên. Như vậy, nếu công ty muốn sa thải bạn thì phải đợi bạn hết thời gian mang thai, nghỉ sinh con, được kéo dài thêm 60 ngày.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP

Luật sư tư vấn giúp tôi: cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu? Trình tự, thủ tục như thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào công ty Luật LVN Group. Tên tôi là Mai Khắc Phú. Hiện nay tôi đang làm cho công ty Hoàng Hà. Tôi có vấn đề này muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi: cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu? Trình tự, thủ tục như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau

Theo quy định hợp đồng lao động có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần tùy vào từng trường hợp. 

Căn cứ Điều 50 Bộ Luật lao động 2019 thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là:

Điều 50. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu là Tòa án nhân dân.

Theo Điều 402 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xem xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu cụ thể như sau:

– Thời hạn chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là 10 ngày, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

– Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, Tòa án có trách nhiệm gửi thông báo thụ lý cho người có đơn yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và Viện kiểm sát cùng cấp.

– Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn hoặc văn bản yêu cầu, nếu người yêu cầu rút yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn, văn bản yêu cầu.

-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

– Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

– Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

– Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu phải gửi đến người có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp có liên quan đến doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam.

Như vậy, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP

Luật sư cho tôi hỏi, khi tôi được cử đi học nghề ở nước ngoài thì có phải kí hợp đồng học nghề không? Nếu có nội dung bao gồm những gì?

 

Câu hỏi:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật LVN Group. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Hiện nay theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, khái niệm hợp động học nghề không được sử dụng nữa mà thay vào đó là khái niệm “hợp đồng đào tạo nghề”. Thuật ngữ có nghĩ rộng hơn, bao quát hơn, đào tạo nghề để phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp hoặc còn phục vụ nhu cầu nghề nghiệp của xã hội.

Thứ nhất, hai bên phải kí hợp đồng đào tạo nghề.

Căn cứ Điều 62 Bộ Luật Lao động 2019 về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động: “Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động”

Do đó, nếu bạn được công ty cử đi học tại nước ngoài để nâng cao trình độ kĩ thuật thì bạn và công công ty phải kí kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.

Thứ hai, nội dung chủ yếu của hợp đồng đào tạo nghề:

Khi kí kết hợp đồng đào tạo nghề bạn và công ty phải đảm bảo các nội dung chủ yếu như sau:

–  Nghề đào tạo;

–  Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

–  Chi phí đào tạo;

–  Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

–  Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

–  Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Trên đây là nội dung cơ bản của hợp đồng đào tạo nghề, ngoài ra thì bạn và công ty có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không được trái pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP

Luật sư cho tôi hỏi, tôi có nhu cầu đi làm trước khi chưa hết thời hạn 06 tháng nghỉ thai sản mà Giám đốc công ty không cho thì có trái với quy định của pháp luật không?

Câu hỏi:

Tôi là Hoàng Thị Thu Trang, năm nay 24 tuổi. Tôi làm cho công ty sản xuất giày dép với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ngày 3/11/2021 tôi bắt đầu xin công ty cho tôi nghỉ thai sản trước 01 tháng khi sinh con. Thời gian nghỉ của tôi là 06 tháng. Do trong thời gian nuôi con, tiền bỉm tiền sữa tiền này tiền kia rất tốn kém, mà tôi lại không đi làm, không có lương, mà tiền trợ cấp thai sản tiêu gần hết. Cho nên tháng 02/2022 tôi xin Giám đốc công ty cho đi làm trước nhưng giám đốc công ty không đồng ý. Bảo rằng nghỉ khi nào hết 06 tháng thì đi làm. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có nhu cầu đi làm trước mà Giám đốc công ty không cho thì có trái với quy định của pháp luật không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Hiện nay, lao động nữ sinh con thì được nghỉ trước và sau sinh con là 06 tháng. Hết thời gian này lao động nữ quay trở lại làm việc hoặc có thể xin đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản.

Theo quy định Khoản 4 Điều 139 Bộ Luật lao động 2019:

Điều 139. Nghỉ thai sản

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy muốn được đi làm sớm trước thời hạn thì bạn phải đủ các điều kiện trên. Nếu như bạn đã nghỉ được ít nhất 04 tháng, có nhu cầu đi làm, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về việc đi làm sớm không ảnh hưởng cho sức khỏe của bạn, nhưng Giám đốc công ty không đồng ý thì bạn cũng không thể đi làm. Không có quy định nào của pháp luật về việc người sử dụng lao động không đồng ý cho người lao động nữ đi làm sớm trước thời hạn là trái pháp luật.

Việc giám đốc công ty đồng ý hay không đồng ý là quyền của họ. Pháp luật chỉ quy định giám đốc công ty đồng ý lao động nữ đi làm sớm khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ. Nhưng cũng có thể không đồng ý, đây là ý chí chủ quan của người sử dụng lao động, họ không đông ý thì vẫn hợp pháp theo quy định của pháp luật, không trái với quy định của pháp luật. Pháp luật không thể ép buộc người sử dụng lao động trong trường hợp này.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com